Phật dạy: Nhẫn nhục là rất mạnh, vì không ôm lòng ác, lại thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không làm ác tất được người tôn quý. Tâm cấu diệt hết, sạch không còn vết nhơ, ấy là rất sáng.
Như thế, nhẫn nhục có nghĩa là gì? Nhẫn nhục, hay kham nhẫn, nghĩa là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi lên hành động ác, lời nói ác và ý nghĩ ác đối lại với điều đó. Nhẫn nhục là một trong sáu pháp tu tập trong Lục độ Ba-la-mật, mà chính nhờ đó trải qua nhiều kiếp, đức Phật đã thành tựu được ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở đây, ngoài việc gặp nghịch cảnh, thân không phát khởi hành động ác, miệng không nói lời thô ác, mà còn có nghĩa là luôn luôn thể theo tâm từ mẫn, mà có hành động, lời nói lành để chuyển hóa nghịch cảnh và tiêu mất ác nghiệp.
Như trong kinh Pháp Cú số 5 và 197, đức Phật dạy:
“Với hận diệt hận thù
Đời này không có được
Không hận diệt hận thù
Là định luật nghìn thu”.
“Vui thay chúng ta sống
Không hận, giữa hận thù
Giữa những người thù hận
Ta sống không hận thù”.
Nhẫn nhục có ba cấp độ:
- Thứ nhất, thân nhẫn mà miệng và ý không nhẫn. Nghĩa là khi gặp chuyện khó chịu, trái ý, người đó có thể kiềm chế không để thân có những hành động ác như đánh người, hãm hại đối phương. Nhưng miệng thì không nhẫn được, buông ra lời ác, ý nghĩ ác vẫn khởi lên. Từ ý nghĩ ác dẫn đến miệng nói ác, chửi mắng, nguyền rủa…
- Thứ hai, thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm ý không nhẫn. Có người nhờ sự tu tập mà có thể nhẫn được hành động không làm ác, miệng không nói ác, nhưng trong tâm ý vẫn ôm hận thù hay thầm trù ếm, nguyền rủa cho người ta khổ mới vừa ý.
- Thứ ba là cấp độ cao nhất của nhẫn, chính là thân, khẩu, ý đều nhẫn. Thông qua sự tu tập, con người có thể chuyển hóa nghịch cảnh ngay trong ý nghĩ đầu tiên, biến suy nghĩ khổ đau, khó chịu thành động lực đi lên, và động lực đó giúp vị ấy tu tập tốt hơn.
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình”.
(Pháp Cú 2)
Từ đó, lời nói và hành động sẽ hướng thiện, sẽ chuyển hóa được hoàn cảnh khổ đau thành an vui và biến kẻ thù thành bạn. Nhẫn nhục chính là một trong những pháp tu cao quý và vi diệu, đem lại lợi ích rất lớn cho đời sống hằng ngày. Nếu ai trong lòng có sự nhẫn nhục, người đó lúc nào cũng an ổn và bình yên.
Như trong kinh Pháp Cú số 5 và 197, đức Phật dạy:
“Với hận diệt hận thù
Đời này không có được
Không hận diệt hận thù
Là định luật nghìn thu”.
“Vui thay chúng ta sống
Không hận, giữa hận thù
Giữa những người thù hận
Ta sống không hận thù”.
Nhẫn nhục có ba cấp độ:
- Thứ nhất, thân nhẫn mà miệng và ý không nhẫn. Nghĩa là khi gặp chuyện khó chịu, trái ý, người đó có thể kiềm chế không để thân có những hành động ác như đánh người, hãm hại đối phương. Nhưng miệng thì không nhẫn được, buông ra lời ác, ý nghĩ ác vẫn khởi lên. Từ ý nghĩ ác dẫn đến miệng nói ác, chửi mắng, nguyền rủa…
- Thứ hai, thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm ý không nhẫn. Có người nhờ sự tu tập mà có thể nhẫn được hành động không làm ác, miệng không nói ác, nhưng trong tâm ý vẫn ôm hận thù hay thầm trù ếm, nguyền rủa cho người ta khổ mới vừa ý.
- Thứ ba là cấp độ cao nhất của nhẫn, chính là thân, khẩu, ý đều nhẫn. Thông qua sự tu tập, con người có thể chuyển hóa nghịch cảnh ngay trong ý nghĩ đầu tiên, biến suy nghĩ khổ đau, khó chịu thành động lực đi lên, và động lực đó giúp vị ấy tu tập tốt hơn.
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình”.
(Pháp Cú 2)
Từ đó, lời nói và hành động sẽ hướng thiện, sẽ chuyển hóa được hoàn cảnh khổ đau thành an vui và biến kẻ thù thành bạn. Nhẫn nhục chính là một trong những pháp tu cao quý và vi diệu, đem lại lợi ích rất lớn cho đời sống hằng ngày. Nếu ai trong lòng có sự nhẫn nhục, người đó lúc nào cũng an ổn và bình yên.
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
XIN LỘC SỐ CÕI ÂM - NGUYỄN KIM NGỌC TẠI ĐÂY
0 comments:
Đăng nhận xét