Đức Thánh Trần – Quan Trần Triều Đức Thánh Trần có tên gọi khác là Đức Trần Triều hay Quan Trần Triều. Ông là người có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng thờ Tứ Phủ.
Thân thế Đức Trần Triều – Đức Thánh Trần Đức Thánh Trần – Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) là con An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tôn là chú ruột.
Có truyền thuyết kể rằng: Xưa kia Đức Thánh Tản Viên thấy luồng khói trắng bay từ núi Tây hóa thành tinh thuồng luồng, xuống nhà người đàn bà kia tư thông, ngài nghĩ ắt hẳn đó sẽ đầu thai thành kẻ gây hậu họa cho nhân gian (tên đó sau này chính là Phạm Nhan Nguyễn Bá Linh, cha là người Tàu Phúc Kiến, mẹ là người Đông Triều, nằm mơ thấy tinh thuồng luồng mà sinh ra hắn), vậy nên Đức Thánh Tản liền đem tâu chuyện đó với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng hỏi rằng ai có thể xuống hạ phàm để trừ diệt mối hậu họa đó thì có Thanh Tiên Đồng Tử tình nguyện xin xuống phàm để giúp dân. Ngọc Đế ưng thuận sai ban thần kiếm, cờ ấn, tam tài của Lão Tử, ngũ bảo của Thái Công rồi truyền Kim Đồng Ngọc Nữ hộ giá xe mây xuống nước Nam hạ phàm. Liền đó Vương Mẫu nằm mơ thấy có người áo xanh tự xưng là người của Thiên Đình xuống đầu thai phù đời, từ ấy bà hoài thai, đủ ngày đủ tháng thì hạ sinh được ông, trong nhà ngào ngạt hương thơm và ánh sáng. Vậy nên, trong bản văn cũng có đoạn: “Vương Phụ là Đức An Sinh Cùng Đức Thánh Mẫu cầm lành hợp duyên Điềm lành vốn tự thiên nhiên Thanh Tiên Đồng Tử phút liền đầu thai Chí kì sinh đặng con trai Tài kiêm văn võ ít ai sánh bằng” Tài năng, đức độ và cống hiến của Đức Trần Triều Sau này ông giúp vua Trần hai lần chống giặc Nguyên Mông, ông sinh được bốn người con trai (thường gọi là tứ vị vương tử) và hai người con gái (thường gọi là nhị vương cô hay nhị vị vương bà) đều có công lao giúp vua Trần chống giặc Nguyên, ngoài ra trong công cuộc “Sát Thát” còn có rất nhiều đóng góp của vương tế của ông là Phạm Ngũ Lão Điện Súy (thường gọi là Đức Thánh Phạm Điện Súy hay Phù Ủng Đại Vương) cùng các tướng tài của ông như: Dã Tượng, Yết Kiêu (thường gọi là đôi bên Đức Ông Tả Hữu)…
Có thể nói trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần, có công đóng góp không nhỏ của gia đình ông. Hơn nữa ông còn là người một lòng vì nước vì dân, vì nghĩa lớn mà quên đi mối thù nhà: ông không nghe lời cha giành lại ngai vàng từ tay vua Trần, vậy nên được vua Trần nể trọng, tin tưởng, thường hỏi ý kiến ông về những việc đại sự quốc gia. Do công lao lớn của mình Trần Quốc Tuấn được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông (xét về thứ bậc thì vừa là cháu lại là cháu rể của ông, vì vua lấy Cô Bé Cửa Suốt – Tĩnh Huệ Công Chúa tức là cháu gái của ông) phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn thế giới. Trong tín ngưỡng dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được tôn lên hàng Thánh là Đức Thánh Ông Trần.
Hầu đồng Đức Thánh Trần
Nếu một người có căn số hầu các giá nhà Trần thì giá Đức Ông có thể là giá mở khăn đầu tiên (vì Tam Tòa Thánh Mẫu không tung khăn), tuy nhiên cũng khá hiếm khi có người hầu về Đức Ông mà chỉ khi đại sự cần thỉnh ông về để trừ tà sát quỷ thì mới hầu ông (vì theo quan niệm cổ: “bóng” Đức Ông khá nặng nên không phải đồng cựu đã đội lệnh nhà Trần thì không thể hầu được) hoặc khi đại tiệc mở phủ thường thỉnh ông về chứng đàn Trần Triều (gồm voi, ngựa, thuyền rồng, tráp áo…) hoặc đồng mới tạ phủ và làm lễ đội lệnh nhà Trần. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ, thêu rồng và hổ phù (có một số nơi hầu ông, chân đi hia, đầu đội mũ trụ), có thể mặc áo choàng bên ngoài, một số vùng hầu ông thường múa thanh đao.
|
Giá Hầu Đức Thánh Trần Triều trong đàn hầù Trình Đồng Mở Phủ tại bản đền Ngũ Phúc Linh Ứng Điện - Hưng Yên |
Khi về đồng, Đức Thánh Ông thường làm phép để sát quỷ trừ tinh (điều này chỉ có đúng đồng nhà Trần, có đội lệnh mới có thể làm như thế khi hầu ông) đó là: “lên đai thượng”nghĩa là cầm dải lụa đỏ thắt cổ (khi thắt vào cổ, mặt người hầu thường bạnh ra, đỏ, thì thế mới là thật đồng), lúc này người hầu dâng phải khéo léo móc một ngón tay vào dây thắt cổ để cho dãn bớt (vì dù là thật đồng nhưng Đức Thánh Ông chỉ giáng li giáng lai trên đầu đồng);“rạch lưỡi” nghĩa là dùng con dao hay vật nhọn rạch vào lưỡi người hầu để lấy máu (gọi là Đức Ông ban “dấu mặn”) sau đó phun ra tờ giấy phù hoặc rượu, có người xin giấy phù mang về để hộ thân trừ tà, có người bị tà mà quấy nhiễu lại xin rượu có máu, uống để trục tà; ngoài ra còn có uống dầu sôi, nung nóng bàn cuốc rồi đặt chân lên…
|
Sự Uy Nghiêm Khi Hầu Giá Đức Thánh Trần |
Tuy nhiên, hiện nay, các lối hầu cổ như vậy đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Đại Vương Trần Triều là có thể làm như vậy. Làm như thế người ta gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như: “Thánh Ông có lệnh truyền ra Các quan thủy bộ cùng là chư dinh Hô vang trấn động Nam thành Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi”
|
Đồng Thầy : Nguyễn Thị Ảnh tại Thôn Đanh Xá - Xã Hoàng Hoa Thám - Huyện Ân Thi - Hưng Yên |
Tuy nhiên, hiện nay, các lối hầu cổ như vậy đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Đại Vương Trần Triều là có thể làm như vậy. Làm như thế người ta gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như:
“Thánh Ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Hô vang trấn động Nam thành
Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi”
Phép ông đôi má thu phình
Lưỡi thời lấy huyết quyết linh thần phù”
Do quan niệm dân gian nên khi có tà mà dịch bệnh người ta thường cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà, nhất là phụ nữ bị bệnh về sản khoa (theo dân gian, phụ nữ bị bệnh sản khoa là do quỷ Phạm Nhan gây ra, mà Đức Ông lại là người đã chém đầu quỷ Phạm Nhan); ngoài ra có câu chuyện còn kể rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn.
Đền thờ Đức Thánh Trần ở đâu?
Đền thờ Đức Thánh Trần Triều cùng với gia đình và tướng lĩnh của ông được nhân dân lập lên ở khắp nơi nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến: – Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh (Hải Dương), được lập lên trên nền dấu tích ở nơi mà năm xưa ngài cho đóng quân doanh Vạn Kiếp;– Ngoài ra còn có Đền Phú Xá ở Hải Phòng, tương truyền là nơi đóng quân khi ngài nghỉ chân năm xưa. Ngày Tiệc Đức Thánh Trần Vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm (là ngày Đức Ông hóa) tại đền Kiếp Bạc, tín ngưỡng Tứ Phủ Đạo Mẫu long trọng tổ chức ngày tiệc – ngày “giỗ Cha” để tưởng nhớ công lao của Đức Trần Triều. Ngoài ra vào giữa đêm ngày 14/1 âm lịch còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần tại Đền Trần Nam Định, đền Bảo Lộc.ĐỂ XIN LỘC THÁNH XEM TẠI ĐÂY
HOTLINE : 0342087675
0 comments:
Đăng nhận xét